Răng vĩnh viễn là răng nào?


Răng vĩnh viễn là răng nào?


                                                                     

Răng vĩnh viễn, phát triển từ thời nhỏ đến tuổi trưởng thành, thay thế cho răng sữa. Răng sữa bắt đầu mọc từ 4 – 24 tháng tuổi và sớm rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ và chức năng nhai.
Xem nhanh

Răng vĩnh viễn có bao nhiêu cái?

Hàm răng của một người trưởng thành có 28 – 32 chiếc răng, bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8- 12 răng hàm lớn. (1, 2)

Răng được chia thành 3 phần chính:

Thân răng: nằm phía trên nướu.

Chân răng: nằm sâu dưới xương hàm và nướu không nhìn thấy được, có nhiệm vụ giữ các dây chằng nha chu.

Cổ răng: nằm ở giao điểm giữa lợi và răng. (3)

Ngoài ra, cấu tạo của răng theo chiều dọc cũng được chia thành 4 phần chính:

Men răng: lớp ngoài cùng của thân răng, rất cứng và khỏe. Men răng chứa nhiều khoáng chất như canxi và flour, có màu trắng sữa và bảo vệ răng khỏi các yếu tố bên ngoài.

Ngà răng: nằm ở phía trong, màu vàng nhạt và được bảo vệ bởi lớp men răng.

Tủy răng: được bảo vệ bởi lớp men răng và ngà răng. Tủy răng chứa hàng triệu dây thần kinh cảm giác và mạch máu, giúp nuôi dưỡng răng.

Cementum (xương răng): lớp tế bào giống như mô xương, bao phủ bên ngoài chân răng và giúp răng gắn chặt vào nướu. Đây là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của răng, giúp răng có độ cứng chắc tự nhiên.

Tuổi mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ khoảng 6 – 7 tuổi, khi răng sữa bắt đầu rụng để nhường chỗ cho răng trưởng thành. Tuy nhiên, có những trường hợp răng vĩnh viễn có thể mọc sớm hoặc muộn hơn. (4)

Sơ đồ răng vĩnh viễn

Sơ đồ răng vĩnh viễn trong y khoa giúp bác sĩ thăm khám và điều trị hiệu quả hơn. Sơ đồ này chia khoang miệng thành 4 cung hàm, đánh số từ 1 – 4 theo chiều hướng kim đồng hồ. Cụ thể:

1. Số thứ tự của răng vĩnh viễn

Răng 1 (răng cửa giữa): Đây là răng đầu tiên trong hàm trên, chủ yếu dùng để cắn và xé thức ăn.

Răng 2 (răng cửa bên): Nằm liền kề răng cửa giữa, hỗ trợ chức năng cắn và xé thức ăn.

Răng 3 (răng nanh): Đây là răng sắc nhất trong hàm trên, dùng để chặn và xé thức ăn.

Răng 4 (răng cối nhỏ thứ nhất): Nằm gần răng nanh, chúng có chức năng cắn và nhai thức ăn.

Răng 5 (răng cối nhỏ thứ 2): nằm tiếp theo sau răng cối nhỏ ở phần trước và tiếp tục đảm nhận vai trò nhai thức ăn.

Răng 6 (răng hàm, răng cối lớn thứ 1): một trong những răng quan trọng giúp bạn nhai và nghiền thức ăn.

Răng 7 (răng hàm, răng cối lớn thứ 2): nằm ngay cạnh răng hàm lớn số 1 và hỗ trợ chức năng nhai và nghiền thức ăn.

Răng 8 (răng hàm, răng cối lớn số 3, răng khôn): xuất hiện muộn nhất trên cung hàm.

2. Cách gọi tên răng dựa theo sơ đồ răng vĩnh viễn

Tên răng được gọi theo công thức XY, với X là số thứ tự cung hàm (từ 1 – 4) và Y là số thứ tự của răng (từ 1 – 8). Chẳng hạn như, răng số 17 được hiểu là răng số 7 trên cung hàm 1. Lưu ý, trong trường hợp không có răng khôn, sẽ chỉ có 28 chiếc răng vĩnh viễn trên cung hàm.

Lịch và thứ tự mọc răng vĩnh viễn của trẻ

Quá trình thay răng, và mọc răng vĩnh viễn của trẻ theo từng độ tuổi:

Từ 6 – 7 tuổi: trẻ bắt đầu thay 2 chiếc răng cửa giữa ở hàm dưới.

Khi 7 tuổi: thay 2 răng cửa giữa ở hàm trên.

Từ 7 – 8 tuổi: thay 2 răng cửa bên ở hàm dưới.

Khi 8 tuổi: thay 2 răng cửa bên ở hàm trên.

Từ 9 – 10 tuổi: thay 2 răng hàm số 4 ở hàm dưới.

Từ 10 – 11 tuổi: thay 2 răng nanh ở hàm dưới.

Khi 11 tuổi: thay 2 răng hàm số 5 ở hàm trên.

Từ 11 – 12 tuổi: thay 2 răng hàm số 4 ở hàm trên và 2 răng nanh (răng số 3) ở hàm dưới.

Khi 12 tuổi: thay 2 răng hàm số 5 ở hàm dưới, hoàn thành quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Cách phân biệt răng sữa và răng vĩnh viễn

1. Số lượng răng

Trẻ em bắt đầu mọc răng từ 4 – 6 tháng tuổi và hoàn tất vào khoảng 2 tuổi rưỡi với tổng cộng 20 răng sữa.

Khi đến 6 tuổi, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, thay thế cho răng sữa rụng. Răng trưởng thành có từ 28 – 32 chiếc, bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng cối nhỏ và 8 răng cối lớn.

2. Kích thước

Răng trưởng thành có kích thước to hơn răng sữa.

3. Men và ngà răng

Lớp men và ngà của răng sữa mỏng hơn, buồng tủy của răng sữa lại lớn hơn, do đó khi bị sâu, vi khuẩn tiến triển nhanh hơn vào tủy răng.

Lớp men bên ngoài của răng sữa chỉ dày khoảng 1mm, mỏng hơn lớp men của răng trưởng thành (2 – 3mm).

Do lớp men mỏng, khả năng bảo vệ ngà răng kém hơn, dễ bị axit phá hủy, nên trẻ nhỏ có tỷ lệ sâu răng cao hơn người lớn.

4. Màu răng

Răng sữa có màu trắng đục do chứa ít thành phần vô cơ, trong khi răng vĩnh viễn lại trong hơn và có màu vàng hơn. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất giữa 2 loại răng này.

Thêm vào đó, răng vĩnh viễn có các núm răng. Đặc biệt, răng cửa trưởng thành khi mới mọc sẽ có các núm nhỏ trên rìa cắn, nhưng những núm này sẽ mòn dần theo thời gian do quá trình ăn nhai.     

Đặt lịch khám và tư vấn với các Chuyên gia của NHA KHOA TIẾN ĐỨC - DRTIDD ngay hôm nay nhé!

Panpage : https://www.facebook.com/nhakhoatienducvp/

Website : https://nhakhoatienduc.com/

NHA KHOA TIẾN ĐỨC 16S3 Trần phú ,Khu Đô Thị Chùa Hà Tiên, Tp Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

NHA KHOA TIẾN ĐỨC DRTIDD - DẪN ĐẦU CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRỊ

#NhaKhoaTIENDUCDrtidd

#Nhakhoauytinso1

#Nhakhoafamilyvinhyen

Hotline: 0968.608.881 __ 0925.247.365

Thời gian làm việc: 8h00 am - 18h00 pm

CƠ SỞ LIÊN HỆ : VĨNH PHÚC TP VĨNH YÊN: 16S3 Trần Phú, KĐT CHÙA HÀ TIÊN - TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC