Điều trị nha khoa

Nhổ răng sâu: trường hợp cần nhổ, quy trình và lưu ý cần biết

                                                          

Răng sâu không chỉ gây cảm giác đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của bạn. Trong một số trường hợp, nhổ răng sâu là giải pháp cuối cùng để giải quyết tình trạng này. Vậy có nhất thiết phải nhổ răng sâu không? Khi nào nên nhổ? Quy trình thực hiện như thế nào? Khi nhổ răng sâu cần lưu ý gì?
Xem nhanh

Nhổ răng sâu là gì?

Nhổ răng sâu là phương pháp điều trị nha khoa được áp dụng khi răng sâu nặng, có nguy cơ làm hỏng răng và gây hoại tử. Khi răng bị sâu, vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, làm tổn thương xương hàm và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Ở giai đoạn đầu, vết sâu răng mới xuất hiện, không cần thiết phải nhổ răng. Chỉ cần sử dụng kem đánh răng có chứa fluor và trám răng để chữa sâu. Tuy nhiên, nếu sâu răng tiếp tục phát triển và gây tổn thương cho tủy răng bên trong – nơi chứa các mạch máu và dây thần kinh, sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, cần tiến hành chữa tủy, nhổ bỏ răng.

Có nên nhổ răng sâu không? Nên và không nên

Sâu răng khá phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Răng sâu không nhất thiết phải nhổ bỏ vì còn phụ thuộc vào mức độ sâu và tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người.

1. Trường hợp nên nhổ răng sâu

Khi tình trạng viêm nặng do sâu răng, nhổ răng trở nên cần thiết. Sâu răng kích thích tủy, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công chân răng và ăn sâu vào xương hàm. Đồng thời, các trường hợp như sâu răng làm cụt phần chân răng, sâu răng đi kèm với tụt lợi hoặc viêm nha chu, bác sĩ tiến hành nhổ răng.

Khi phải nhổ bỏ răng sâu, bạn cần chuẩn bị cho những hậu quả lâu dài như sau:

Khả năng nhai của hàm giảm đi đáng kể. Nghiền thức ăn trở nên khó khăn hơn, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Đặc biệt, nếu răng sâu là răng hàm, nhiệm vụ nhai được chuyển sang các răng khác, khiến chúng trở nên yếu hơn.

Xảy ra lệch khớp cắn do thiếu răng đối xứng với hàm đối diện, gây ra các vấn đề như nhồi nhét thức ăn, viêm kẽ răng, sưng nướu, viêm nha chu.

Gặp phải biến chứng tiêu xương ở vùng răng hàm do răng bị xô lệch. Dẫn đến, lệch khớp cắn trong thời gian dài và ảnh hưởng trực tiếp đến khuôn mặt, khiến má hóp lại, da trở nên nhăn nheo và mặt chảy xệ.

2. Trường hợp không nên nhổ răng sâu

Trong trường hợp răng sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng đến chân răng, việc nhổ răng không cần thiết. Cụ thể:

Khi mức độ sâu chỉ ở phần men răng. Bác sĩ tiến hành làm sạch và trám răng để xử lý triệt để ổ sâu răng.

Răng ăn sâu vào tủy nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng. Phần ngà răng còn nguyên vẹn được điều trị tủy và trám đầy thân răng.

Răng chết tủy nhưng vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai, bác sĩ làm sạch phần sâu rồi bọc sứ răng để bảo tồn tối ưu răng thật.

Sau khi xử lý hết vùng răng sâu và điều trị thành công, bạn cần duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tái phát. Đặc biệt, răng đã lấy tủy, dù được bọc sứ nhưng lâu dài có thể dễ bị vỡ do độ cứng bị giảm khi không còn tủy nuôi dưỡng. Khi nhai đồ cứng, bạn cần cẩn thận để đảm bảo an toàn cho răng.

Nhổ răng sâu có đau không?

Trước khi tiến hành nhổ răng, thuốc tê được tiêm trực tiếp vào mô nướu, nên bạn không có cảm giác đau và khó chịu. Tuy nhiên, sau vài giờ thuốc tê hết tác dụng, có thể thấy đau ở vùng răng mới nhổ và đau ít hay nhiều còn phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng cũng như cơ địa của mỗi người.

Tình trạng đau răng do vết thương sau nhổ sẽ giảm dần và trở lại bình thường khoảng 4 – 5 này. Nếu đau nhức kéo dài, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Nhổ răng sâu có nguy hiểm không?

Răng sâu chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy nhiều người hay lo lắng nhổ răng sâu có nguy hiểm và gặp biến chứng không? Khi nhổ chân răng có làm vi khuẩn lây lan đến xương hàm hay mạch máu không?

Với các kỹ thuật nha khoa hiện đại, nhổ răng sâu không gây nguy hiểm. Vi khuẩn của răng sâu thường chỉ tập trung ở bên trong răng. Khi nhổ bỏ, bác sĩ rút toàn bộ cấu trúc răng ra ngoài, do đó không có hiện tượng vi khuẩn lây lan.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thực hiện nhổ răng sâu, bạn nên lựa chọn những bệnh viện, cơ sở y tế nha khoa uy tín và có trình độ cao. Điều này giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng do dụng cụ không được vô trùng, hay sốc thuốc tê do bác sĩ không biết căn chỉnh liều lượng hợp lý.

Răng sâu không nhổ có sao không?

Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời, toàn bộ phần mô răng có thể bị gãy vỡ, không còn chức năng và gây hôi miệng, đau nhức, gây khó khăn khi nhai và vấn đề thẩm mỹ. Do đó, bạn cần có hướng xử lý để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhổ răng sâu có mọc lại không?

Con người trải qua 2 giai đoạn phát triển răng: răng sữa và răng vĩnh viễn, nhổ răng sâu có mọc lại không phụ thuộc vào loại răng của bạn.

Răng sữa mọc khi 6 tháng tuổi và khoảng 24 tháng tuổi, chúng ta đã sở hữu đầy đủ 1 hàm răng sữa bao gồm 20 chiếc, trong đó có 8 răng hàm chính.

Từ 6 – 7 tuổi, trẻ em bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển đổi từ răng sữa sang răng vĩnh viễn. Trong quá trình này, răng sữa từ từ rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển. Giai đoạn thay răng thường hoàn tất vào khoảng 13 – 14 tuổi, tuy nhiên, đôi khi có thể kéo dài hơn. Trong thời gian này, mỗi người mọc thêm răng hàm số 6 và số 7 ở cả hai bên của 2 hàm. Như vậy, tổng cộng có thêm 8 răng, nâng tổng số răng vĩnh viễn lên thành 28. Lưu ý răng hàm số 6 và số 7 chỉ mọc lên một lần trong đời và không được thay thế.

Khi chúng ta đạt đến độ tuổi từ 17 – 25, tiếp tục mọc thêm 4 chiếc răng hàm, còn được gọi là răng khôn. Do đó, tổng số răng vĩnh viễn sẽ là 32 chiếc, bao gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới.

Tóm lại, khi nhổ răng sữa sâu, thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế. Tuy nhiên, răng vĩnh viễn sâu và phải nhổ, không còn chiếc răng nào khác có thể mọc lên nữa. Đây là một thông tin quan trọng mà mọi người cần nắm bắt để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

Nhổ răng sâu có cần trồng lại không?

Nhổ răng sâu có cần trồng lại không? Câu trả lời là có, với răng vĩnh viễn. Nếu bạn không trồng lại răng đã mất, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:

Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa: Răng chịu trách nhiệm cắn xé và nghiền nhỏ thức ăn. Khi mất răng, khả năng này bị giảm đi, tăng áp lực lên dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.

Làm mất thẩm mỹ khuôn mặt: Mất răng, đặc biệt là răng cửa, khiến bạn tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, khi răng trên cung hàm bị mất, các răng còn lại có thể bị nghiêng, lệch khớp cắn, gây mất thẩm mỹ.

Tiêu xương răng, lão hóa sớm: Thông thường, xương hàm phát triển nhờ lực kích thích từ quá trình ăn nhai. Khi mất răng, lực này không còn, dẫn đến xương hàm tiêu dần. Khi xương hàm bị tiêu quá nhiều, phần má sẽ hóp lại, da mặt trở nên nhăn nheo, chảy xệ và lão hóa sớm.

Dễ mắc các bệnh răng miệng khác: Khi nhổ răng, khoảng trống còn lại trên cung hàm có thể làm kẹt lại vụn thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng kế bên.

Sau khi nhổ, bạn nên thay thế răng bằng răng giả hoặc cấy ghép. Cấy ghép Implant được đánh giá là biện pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Khi sử dụng công nghệ này, răng đã mất được thay thế hoàn toàn bằng răng implant. Nhờ trụ implant thay thế phần chân răng, biến chứng tiêu xương được giải quyết. Bên cạnh đó, mang lại cảm giác ăn nhai gần như thật.

Các phương pháp nhổ răng sâu

1. Nhổ răng sâu bằng phương pháp truyền thống

Trong quá trình nhổ răng sâu, bác sĩ sử dụng các công cụ như kìm và bẩy. Lợi ích của phương pháp này giúp giảm chi phí. Tuy nhiên, nó có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu và sưng đau kéo dài.

2. Nhổ răng sâu bằng công nghệ sóng siêu âm Piezotome

Công nghệ sóng siêu âm Piezotome được sử dụng trong nhổ răng sâu, giúp quá trình này trở nên ít xâm lấn hơn. Máy dùng sóng siêu âm để tiến hành nhổ răng, làm giảm thiểu tổn thương cho mô xung quanh.

Piezotome mang lại nhiều lợi ích:

Thời gian thực hiện nhanh chóng.

Không gây biến chứng.

Tăng khả năng cấy ghép răng ngay sau khi nhổ.

Rút ngắn thời gian hồi phục.

Giảm sưng và đau.

Đặt lịch khám và tư vấn với các Chuyên gia của NHA KHOA TIẾN ĐỨC - DRTIDD ngay hôm nay nhé!

Panpage : https://www.facebook.com/nhakhoatienducvp/

Website : https://nhakhoatienduc.com/

NHA KHOA TIẾN ĐỨC 16S3 Trần phú ,Khu Đô Thị Chùa Hà Tiên, Tp Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

NHA KHOA TIẾN ĐỨC DRTIDD - DẪN ĐẦU CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRỊ

#NhaKhoaTIENDUCDrtidd

#Nhakhoauytinso1

#Nhakhoafamilyvinhyen

Hotline: 0968.608.881 __ 0925.247.365

Thời gian làm việc: 8h00 am - 18h00 pm

CƠ SỞ LIÊN HỆ : VĨNH PHÚC TP VĨNH YÊN: 16S3 Trần Phú, KĐT CHÙA HÀ TIÊN - TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC