Bị móm có nên niềng răng?
Bị móm có nên niềng răng?
Bị móm có nên niềng răng?
Răng móm là tình trạng sai khớp cắn thường gặp trong nha khoa. Tình trạng răng móm khiến bệnh nhân mất tự tin vì gương mặt thiếu thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và gây nhiều bệnh lý về răng miệng. Để cải thiện tình trạng móm, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn niềng răng. Vậy móm có nên niềng răng không? Phương pháp chỉnh nha này có hiệu quả như thế nào?
Răng móm là gì?
Răng móm còn được gọi là khớp cắn ngược. Đây là một trong những dạng sai khớp cắn rất phổ biến với sự sai lệch tương quan giữa 2 hàm răng. Cụ thể, thông thường với răng phát triển bình thường thì khi khép miệng lại cung răng hàm trên sẽ bao phủ ra ngoài cung răng hàm dưới. Còn với người bị móm thì khớp cắn sẽ phát triển ngược lại – tức là răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên.
Biểu hiện của răng móm là: Hàm dưới đưa ra trước khiến vùng môi dưới và cằm bị nhô ra. Khi quan sát mặt nhìn nghiêng sẽ thấy mặt bị lõm, mất hài hòa. Khi ngậm miệng lại, răng hàm dưới sẽ phủ ra ngoài răng hàm trên.
Nguyên nhân gây móm răng là:
Do di truyền: Nếu ông bà, bố mẹ bạn bị móm răng thì con cái sinh ra cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng này;
Do răng: Một số trường hợp bị thiếu răng cửa hàm trên, làm giảm chiều dài cung răng trên hoặc răng cửa hàm trên mọc chậm dẫn tới không có điểm chặn răng cửa hàm dưới. Điều đó khiến cung răng hàm dưới bị trượt ra bên ngoài;
Do thói quen: Nhiều người có thói quen đưa hàm dưới ra trước, gây móm răng;
Do mất răng sớm: Mất răng cối sữa hàm dưới sớm là một trong những nguyên nhân gây móm răng. Tình trạng này làm răng hàm dưới trượt ra trước để buộc phải thực hiện chức năng nhai;
Do khớp: Dây chằng khớp thái dương hàm bị lỏng lẻo là nguyên nhân dễ làm hàm dưới trượt ra trước;
Do nội tiết: Tình trạng rối loạn chức năng tuyến yên làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm dưới, gây móm;
Do cơ: Lưỡi hoạt động quá mức làm hàm dưới bị đẩy ra ngoài, gây mất cân bằng giữa cơ môi, má và lưỡi.
Những ảnh hưởng của răng móm tới bệnh nhân gồm:
Ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt: Người có răng móm sẽ có gương mặt dạng lưỡi cày, gây mất thẩm mỹ;
Ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai: Do bị khớp cắn ngược nên người bị răng móm cũng gặp khó khăn khi ăn nhai. Người bệnh thường bị mỏi hàm, thức ăn không được nhai nhuyễn. Điều này khiến dạ dày và hệ tiêu hóa phải làm việc liên tục, giảm khả năng hấp thu dưỡng chất, dẫn tới rối loạn tiêu hóa;
Ảnh hưởng tới khả năng phát âm: Tình trạng răng móm còn gây ảnh hưởng tới việc phát âm. Người bệnh giao tiếp không được tròn vành rõ chữ;
Gây các bệnh lý về răng miệng: Khớp cắn không chuẩn do răng móm khiến cơ hàm phải hoạt động quá mức, dễ dẫn đến co thắt cơ, rối loạn khớp thái dương hàm. Người bệnh thường bị đau ở khớp và quanh khớp thái dương hàm.
Bị móm có nên niềng răng không?
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung và mắc cài để sắp xếp răng về đúng vị trí như mong muốn trên cung hàm.
Vậy người bị móm có nên niềng răng không? Theo các bác sĩ, người bị móm hoàn toàn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà phương pháp chỉnh răng móm sẽ khác nhau. Niềng răng có thể khắc phục tình trạng móm với hiệu quả tùy từng trường hợp, mức độ móm. Để được xác định rõ phương hướng điều trị móm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ nha khoa kiểm tra, tư vấn kỹ càng.
Với trường hợp bị móm do răng thì phương pháp niềng răng có hiệu quả vượt trội. Với trường hợp móm do xương hàm, khiến xương hàm mặt và xương sọ mất cân đối thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật chỉnh hình để đạt hiệu quả tốt nhất. Còn nếu bệnh nhân vừa móm do răng vừa móm do hàm thì cần kết hợp cả niềng răng và phẫu thuật hàm.
Ưu điểm của phương pháp niềng răng móm
Đáp án cho câu hỏi bị móm có nên niềng răng không là: Có. Vậy vì sao bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp điều trị này? Nguyên nhân vì phương pháp niềng răng móm sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
Khắc phục tình trạng móm toàn diện: Niềng răng giúp giải quyết tình trạng răng móm, mang lại cho người bệnh hàm răng đều đẹp và giúp bạn có gương mặt hài hòa, 2 hàm cân đối, khớp cắn chuẩn;
Đảm bảo kết quả chỉnh nha vĩnh viễn: Với phương pháp niềng răng, nếu bệnh nhân có chế độ chăm sóc tốt và tuân thủ việc đeo hàm duy thì theo chỉ định của bác sĩ thì sẽ duy trì được kết quả vĩnh viễn;
Cải thiện rõ chức năng ăn nhai và dễ vệ sinh răng miệng: Khi khớp cắn không còn lệch nhờ việc niềng răng, chức năng ăn nhai của bệnh nhân được cải thiện và việc vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng hơn;
An toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng tới chức năng răng: Tần suất tác động của các khí cụ niềng răng khá nhịp nhàng, giúp răng ổn định nhanh sau mỗi lần chịu lực kéo. Do vậy, khi kết thúc quá trình chỉnh nha, người bệnh không sợ răng bị yếu đi. Đồng thời, chỉnh nha không tác động nhiều lên răng hoặc cần mài bớt răng như phương pháp bọc răng sứ nên gần như không tác động lên răng.
Các phương pháp niềng răng móm
Hiện có nhiều phương pháp niềng răng móm khác nhau. Cụ thể:
Niềng răng mắc cài kim loại thường
Phương pháp niềng răng này đang được sử dụng rộng rãi vì có hiệu quả cao, chi phí hợp lý. Mắc cài kim loại được làm từ thép không gỉ, đặt cố định trên răng. Dây cung sẽ được cố định trên rãnh mắc cài nhờ các dây thun buộc cố định. Sự đàn hồi của dây thun giúp quá trình niềng răng ổn định, đưa răng về đúng vị trí nhanh nhất.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Phương pháp này được cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại thường. Với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại tự buộc, các mắc cài sử dụng hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại để đẩy và giữ dây cung trong mắc cài, không cần sử dụng hệ thống dây thun như mắc cài kim loại thường. Dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục, hạn chế tình trạng dây thun bị giãn hoặc bị bung sút bất ngờ.
Niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê
Mắc cài sứ gồm 2 loại là mắc cài sứ thường và mắc cài sứ tự động. Cơ chế hoạt động của mắc cài sứ tự động hoàn toàn giống với mắc cài kim loại tự động. Điểm khác biệt duy nhất là mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn vì có màu giống như màu răng. Mắc cài pha lê cũng có tính chất tương tự mắc cài sứ. Từ đó, bệnh nhân sẽ tự tin hơn trong sinh hoạt, công việc,…
Niềng răng trong suốt Invisalign
Đây là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này không sử dụng mắc cài dây thun mà dùng các khay niềng trong suốt để tác động lực lên răng. Từ đó, nó đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Niềng răng trong suốt Invisalign có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, thoải mái khi niềng, vệ sinh răng miệng dễ dàng và thoải mái khi ăn uống.
Niềng răng móm có đau không, trong thời gian bao lâu?
Ngoài câu hỏi bị móm có nên niềng răng thì vấn đề niềng răng móm có đau không, có lâu không cũng nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, niềng răng móm có thể gây cảm giác khó chịu trong một số thời điểm, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi bệnh nhân mới đeo mắc cài. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, khi khoang miệng của người bệnh đã quen với sự tồn tại của mắc cài thì cảm giác khó chịu sẽ biến mất.
Ngoài ra, trong mỗi lần tái khám bác sĩ cũng sẽ điều chỉnh lực siết của dây cung trên khuôn hàm. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức, ê ẩm nhưng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 ngày. Nếu cơn đau vượt quá tầm kiểm soát, bác sĩ có thể kê cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc giảm đau. Lưu ý là người bệnh nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc giảm đau để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Thời gian niềng răng móm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng răng miệng, độ tuổi niềng răng, phương pháp chỉnh nha,… Thông thường, thời gian điều trị kéo dài từ 18 – 24 tháng. Với trẻ em, độ tuổi phù hợp niềng răng là 7 – 13 tuổi. Khi niềng răng móm cho trẻ ở độ tuổi này sẽ đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất và rút ngắn thời gian. Với người trưởng thành, thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn vì cấu trúc xương, răng đã cứng.
Như vậy, với câu hỏi người bị móm có nên niềng răng thì đáp án là có. Hàm răng của bệnh nhân sẽ đều hơn, đẹp hơn, khớp cắn về đúng vị trí khi được niềng răng móm bằng phương pháp chuẩn, bởi bác sĩ có tay nghề cao. Vì vậy, bệnh nhân đang bị móm răng nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra tình trạng răng và nhận tư vấn phương pháp chỉnh nha phù hợp.