10 NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG Ở NGƯỜI LỚN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
10 NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG Ở NGƯỜI LỚN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
10 NGUYÊN NHÂN GÂY HÔI MIỆNG Ở NGƯỜI LỚN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy 2,4% người trưởng thành bị chứng hôi miệng. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng là gì? Bài viết này được bác sĩ CKI Nguyễn Thị Châu Bản, chuyên khoa Răng Hàm Mặt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến hiện nay.
Phân loại nguyên nhân gây hôi miệng
Chứng hôi miệng (Halitosis) là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng hơi thở từ khoang miệng có mùi khó chịu. Mọi người đều thỉnh thoảng bị hôi miệng, đặc biệt sau khi ăn gia vị nặng mùi như tỏi, hành, thực phẩm có mùi hương mạnh.
Nguyên nhân gây hôi miệng được chia làm 4 loại:
Hôi miệng sinh lý: tình trạng vi khuẩn phát triển mạnh trong miệng do lượng nước bọt tiết ra giảm vào những thời điểm khi thức dậy, lúc bụng đói hoặc vì lo lắng.
Hôi miệng ngoại sinh: do thuốc lá hoặc thức ăn nặng mùi.
Hôi miệng bệnh lý: do sâu răng hoặc bệnh nha chu.
Chứng hôi miệng tâm lý: bạn tự cảm thấy mình bị hôi miệng chứ không phải do người khác phát hiện.
Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?
1. Vệ sinh răng miệng kém
Nếu không đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách, thường xuyên, khiến thức ăn vẫn còn trong miệng. Thức ăn bám trên răng, nướu và lưỡi có thể bị thối rữa gây mùi hôi, cảm giác khó chịu trong khoang miệng.
2. Ảnh hưởng của chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đối với sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng lớn đến hơi thở của bạn. Bất kỳ loại thức ăn nào khi được hấp thụ vào máu cho đến khi rời khỏi cơ thể đều ảnh hưởng đến hơi thở. Chính vì vậy, thường xuyên ăn những thực phẩm có mùi hăng như tỏi, hành,… có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
3. Bệnh nướu răng
Bệnh nướu răng là nguyên nhân gây hôi miệng. Sự tích tụ quá mức các mảng bám và vi khuẩn trên răng và nướu, vi khuẩn trong mảng bám gây nhiễm trùng nướu. Vi khuẩn này nằm dưới đường nướu phá vỡ protein, giải phóng các hợp chất sản xuất lưu huỳnh. Chính mùi hôi từ các hợp chất này khiến bạn bị hôi miệng hoặc có vị khó chịu trong miệng. Mảng bám tích tụ quá nhiều trên răng và nướu có thể dẫn đến các vấn đề như sâu răng, nhiễm trùng và bệnh nướu răng khác.
4. Sâu răng
Vùng bị sâu răng làm tăng lượng vi khuẩn trong khoang miệng và là nguyên nhân gây ra hôi miệng phổ biến. Cơ chế gây hôi miệng của sâu răng diễn ra như sau: Vùng bị sâu răng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Khi vi khuẩn ăn các mảnh thức ăn thừa và đường, chúng tạo ra các sản phẩm phụ có tính axit ăn mòn răng và thải ra các hợp chất có mùi hôi, dẫn đến hôi miệng.
5. Khô miệng
Khô miệng (Xerostomia) xảy ra khi lượng nước bọt do khoang miệng sản xuất giảm đáng kể, khiến miệng không tự làm sạch và loại bỏ các mảnh vụn do thức ăn để lại. Khô miệng có thể do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị, rối loạn tuyến nước bọt hoặc do luôn thở bằng miệng thay vì mũi.
6. Bọc răng sứ, niềng răng làm tăng nguy cơ mắc hôi miệng
Bọc răng không đúng kỹ thuật có thể dẫn hơi thở có mùi. Trong nhiều trường hợp, việc vệ sinh răng miệng không tốt sau khi bọc răng sứ có thể làm tình trạng hôi miệng vốn trở nên trầm trọng hơn.
Trong trường hợp niềng răng, mùi hôi không phải do niềng răng mà do vi khuẩn trong miệng. Một vấn đề phổ biến mà mọi người gặp phải khi niềng răng là thức ăn mắc kẹt trong niềng hoặc kẽ răng, nhanh chóng bị vi khuẩn tích tụ trong miệng phân giải, khiến hơi thở có mùi nếu không được vệ sinh tốt.
7. Viêm amidan
Viêm amidan thường gây hôi miệng do nhiễm trùng màng nhầy xung quanh amidan và sản sinh mủ. Sỏi amidan hoặc các chất mắc kẹt trong hốc amidan cũng có thể góp phần gây hôi miệng. Ngay cả khi điều trị viêm amidan, bạn vẫn có thể bị hôi miệng trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi nhiễm trùng ban đầu biến mất.
8. Do mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý về đường tiêu hóa, đường hô hấp, nội tiết, ung thư,… cũng là nguyên nhân gây hôi miệng.
8.1. Do bệnh lý đường tiêu hóa
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa trên, trong đó các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản một cách dai dẳng và thường xuyên, dẫn đến mùi thức ăn đang tiêu hóa ở dạ dày tràn ra ngoài, gây hôi miệng. Ngoài ra, nhiễm trùng dạ dày Helicobacter pylori, viêm ruột cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng.
8.2. Nguyên nhân do bệnh hô hấp
Hơi thở bắt nguồn từ phổi, khi phổi bị nhiễm trùng trong thời gian ngắn như: viêm phế quản, viêm xoang hoặc thậm chí viêm phổi, áp xe phổi,… có thể gây hôi miệng. (6)
8.4. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, trong đó có nướu răng. Nếu nướu và răng không được cung cấp đủ máu, sẽ yếu và dễ nhiễm trùng. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm tăng lượng đường trong miệng, thúc đẩy vi khuẩn phát triển, dễ gây nhiễm trùng và hôi miệng. (7)
8.5. Bệnh gan hoặc thận
Khi gan và thận hoạt động bình thường, chúng sẽ lọc chất độc ra khỏi cơ thể. Nhưng ở những người mắc bệnh gan hoặc thận, những chất độc hại này không được đào thải ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
8.6. Ung thư
Phương pháp điều trị ung thư cũng có thể gây khô miệng và hôi miệng. Ngoài ra, những người đang điều trị ung thư có thể bị loét miệng, gây đau, khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Vết loét có thể bị nhiễm trùng, làm tăng thêm mùi khó chịu trong khoang miệng.
9. Hôi miệng do thuốc lá
Hút thuốc lá là thủ phạm lớn thứ 2 dẫn đến sự phát triển của chứng hôi miệng, sau bệnh nha chu và tình trạng ứ đọng thức ăn trong miệng. Hút thuốc có thể gây ra chứng hôi miệng vì làm giảm quần thể vi khuẩn có lợi trong khoang miệng, gia tăng các vi khuẩn gây bệnh, tăng cường sự xâm nhập của vi khuẩn bằng cách hình thành màng sinh học trên các tế bào biểu mô miệng, từ đó gây hôi miệng.
Một số thành phần trong quá trình đốt thuốc lá được hấp thụ vào máu qua niêm mạc miệng hoặc niêm mạc phế nang phổi. Những chất này có thể được thở ra theo quá trình trao đổi không khí và máu xảy ra trong phổi, khiến hơi thở có mùi. Cường độ mùi của chứng hôi miệng do sử dụng thuốc lá phụ thuộc nhiều vào loại thuốc mà bạn hút. Ví dụ, những người hút xì gà và thuốc lào bị hôi miệng nặng hơn những người hút thuốc lá.
10. Do tác dụng phụ của một số loại thuốc
Các loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, từ đó góp phần gây hôi miệng. Chúng bao gồm thuốc huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc lợi tiểu và thuốc kháng histamin. Bạn có thể cần tăng lượng nước uống để chống khô miệng.
Đặt lịch khám và tư vấn với các Chuyên gia của NHA KHOA TIẾN ĐỨC - DRTIDD ngay hôm nay nhé!
Panpage : https://www.facebook.com/nhakhoatienducvp/
Website : https://nhakhoatienduc.com/
NHA KHOA TIẾN ĐỨC 16S3 Trần phú ,Khu Đô Thị Chùa Hà Tiên, Tp Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
NHA KHOA TIẾN ĐỨC DRTIDD - DẪN ĐẦU CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRỊ
Hotline: 0968.608.881 __ 0925.247.365
Thời gian làm việc: 8h00 am - 18h00 pm
CƠ SỞ LIÊN HỆ : VĨNH PHÚC TP VĨNH YÊN: 16S3 Trần Phú, KĐT CHÙA HÀ TIÊN - TP VĨNH YÊN - TỈNH VĨNH PHÚC