Bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn
Xem nhanh
Mỗi người chúng ta đều có 2 bộ răng: bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn.
Sau đây là trình tự mọc răng sữa:
+ 6-9 tháng tuổi: là thời điểm những chiếc răng cửa sữa mọc lên trên cung hàm.
+ 12 tháng tuổi: mọc những răng hàm sữa thứ nhất.
+ 18 tháng tuổi: mọc những răng nanh sữa.
+ 24 tháng tuổi: trẻ sẽ mọc các răng hàm sữa thứ hai và là thời điểm trẻ mọc đủ 20 răng sữa.
Như vậy, trong quá trình mọc răng sữa, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi trẻ tại 2 thời điểm: khi trẻ bắt đầu mọc răng và khi trẻ mọc đầy đủ 20 răng sữa. Nếu có bất thường trong 2 thời điểm này, phụ huynh cần đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám và điều trị sớm để tránh những tổn thương mất răng, viêm nhiễm tại chỗ ảnh hưởng tới mầm răng vĩnh viễn.
Từ khoảng 6 tuổi, bộ răng sữa dần dần được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn.
+ 6 tuổi: mọc những răng hàm lớn thứ nhất và các răng cửa giữa vĩnh viễn.
+ 8 tuổi: mọc các răng cửa bên vĩnh viễn.
+ 10 tuổi đến 12-13 tuổi: mọc các răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn thứ hai.
+ Từ 18-25 tuổi: mọc răng 8(răng khôn).
Răng vĩnh viễn là những răng không thể thay thế. Bởi vậy, những chiếc răng này cần được chăm sóc ngay từ khi mới mọc. Cha mẹ cần theo dõi những bất thường trong quá trình mọc răng, cũng như việc dự phòng sớm các bệnh lý răng miệng cho trẻ.
Những bất thường trong giai đoạn mọc răng có thể gặp là:
+ Răng mọc muộn, quá 6 tháng kể từ khi nhổ răng sữa.
+ Lợi trùm, xơ lợi trùm trên toàn bề mặt răng đã mọc.
+ Lợi trùm lên mặt nhai răng, thường gặp khi trẻ mọc răng số 7, gây nhét thức ăn, thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ gây sâu mặt nhai những răng này.
Ngoài ra, cần theo dõi phòng ngừa sâu răng với răng hàm lớn thứ nhất- răng vĩnh viễn mọc đầu tiên, nhiều múi rãnh, dễ mắc thức ăn gây tổn thương sâu răng. Đưa trẻ khám ngay khi những chiếc răng hàm vĩnh viễn mới mọc, trám bít hố rãnh là biện pháp dự phòng sâu răng sớm ưu việt nhất cho trẻ.
Từ khoảng 6 tuổi, bộ răng sữa dần dần được thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn.
+ 6 tuổi: mọc những răng hàm lớn thứ nhất và các răng cửa giữa vĩnh viễn.
+ 8 tuổi: mọc các răng cửa bên vĩnh viễn.
+ 10 tuổi đến 12-13 tuổi: mọc các răng nanh, răng hàm nhỏ, răng hàm lớn thứ hai.
+ Từ 18-25 tuổi: mọc răng 8(răng khôn).
Răng vĩnh viễn là những răng không thể thay thế. Bởi vậy, những chiếc răng này cần được chăm sóc ngay từ khi mới mọc. Cha mẹ cần theo dõi những bất thường trong quá trình mọc răng, cũng như việc dự phòng sớm các bệnh lý răng miệng cho trẻ.
Những bất thường trong giai đoạn mọc răng có thể gặp là:
+ Răng mọc muộn, quá 6 tháng kể từ khi nhổ răng sữa.
+ Lợi trùm, xơ lợi trùm trên toàn bề mặt răng đã mọc.
+ Lợi trùm lên mặt nhai răng, thường gặp khi trẻ mọc răng số 7, gây nhét thức ăn, thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ gây sâu mặt nhai những răng này.
Ngoài ra, cần theo dõi phòng ngừa sâu răng với răng hàm lớn thứ nhất- răng vĩnh viễn mọc đầu tiên, nhiều múi rãnh, dễ mắc thức ăn gây tổn thương sâu răng. Đưa trẻ khám ngay khi những chiếc răng hàm vĩnh viễn mới mọc, trám bít hố rãnh là biện pháp dự phòng sâu răng sớm ưu việt nhất cho trẻ.